1. Cọc PHC (Bê tông cường độ cao pretension)
Cọc PHC thông thường được sử dụng trong thi công cọc đóng, hoặc cọc ép. Tuy nhiên trong điều kiện thổ nhưỡng phức tạp cần ép cọc xuống vị trí khá sâu trong lòng đất để đường kính cọc phình ra, lúc này không thể áp dụng phương pháp thi công cọc ép.
Để khắc phục hạn chế này có thể sử dụng đến phương pháp khoan cọc. Trước tiên, sau khi tạo hố khoan với độ sâu mong muốn và đường kính lớn hơn cọc PHC, đặt cọc PHC vào trong lỗ khoan, sau đó đổ vữa xi măng để lấp đầy các khoảng trống giữa mép hố khoan và mép cọc PHC.
Phương pháp này được sử dụng suốt mấy chục năm nay tại các quốc gia phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, tại Việt Nam phương pháp này mới được tiếp cận chưa lâu.
2. Cọc khoan nhồi
Cọc khoan nhồi là một kỹ thuật xây dựng tiên tiến đem lại hiệu quả cao ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như công tác nền móng hay xây dựng dân dụng.
Kỹ thuật này giúp đào sâu dễ dàng đặc biệt gần các công trình có sẵn hay với các phần đất đá nặng, duy trì độ ổn định của bề mặt nghiêng. Được dùng trong đa dạng các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản như thi công đường hầm, cầu đường, đê phòng chống lũ...Duy trì bề mặt đất xung quanh công trình gần hoặc cạnh các hố đào, người ta thường kết hợp kỹ thuật này với các kỹ thuật khác như neo đất, neo đá.
Kỹ thuật này khá hữu dụng trong phòng chống sạt lở núi, hoặc duy trì ổn định mặt nghiêng để bảo vệ các công trình sẵn có.
3. Cọc Micro
Micro pile được ứng dụng rộng rãi trong việc bảo vệ mặt nghiêng, cải tạo mặt bằng, cho đến tăng sức chống đỡ của các kết cấu thuộc phần trên.
Nhìn chung cọc micro có đường kính khá đa dạng song tối đa là 300mm
Tùy theo điều kiện của từng hạng mục áp dụng và tải trọng mà xác định lắp thêm lồng lưới thép vào trong cọc hoặc thanh thép xoắn ốc vào đường kính được thiết kế.
Cọc micro phát huy công năng vượt trội thay thế cho cọc trục đục lỗ ban đầu. Nếu dùng thiết bị khoan cọc, có thể lắp đặt vào phía trong phạm vi khó tiếp cận và nội thất khoảng không thấp, do đó vừa có thể hạn chế tối đa việc tạm dừng hoạt động vừa có thể nâng cấp cơ sở hạ tầng.
4. Cọc sheet pile
Sheet pile là những tấm thép có mép lồng vào nhau để giữ đất, được lắp đặt bằng cách sử dụng thiết bị rung và không rung.
Sheet pile được lắp đặt tuần tự theo độ sâu thiết kế tùy theo chu vi đào đất dự kiến hoặc đường căn chỉnh đê chắn sóng
Những tấm cọc được lồng vào nhau làm giảm lượng nước ngầm tràn vào, giúp hình thành bức tường tạo sức chống đỡ lâu dài hoặc tạm thời cho mặt đất
Độ đào đất khá sâu, do đó có thể bao gồm công tác neo để đảm bảo hỗ trợ cho bên bổ sung nếu cần thiết.