Xây dụng và thiết kế

Micro pile

Micro pile

"1. Tóm tắt công nghệ Micro pile là thành phần cấu tạo cơ bản của lớp đất nền mỏng truyền tải trọng hướng trục của cấu kiện ( cả trục ép và kéo) lên tầng chịu tải ưu việt  ở sâu dưới lòng đất.  Về nguyên tắc  công nghệ này phù hợp nhất trong thi công nền tại không gian xây dựng chật hẹp, thi công và phục hồi nền đất, chống đỡ nền đất ban đầu, đảm bảo không gian thi công dưới lòng đất.   Micro pile gồm ba yếu tố cấu thành là đầu chịu tải của kết cấu công trình, cọc thông xuống tầng đất yếu, phần cuối được cố định lên tải thông qua phun vữa.    2. Trình tự thi công  NBN EN 14199( tiêu chuẩn châu Âu): Quá trình lắp đặt tùy theo điều khoản yêu cầu  1) Bố trí phần đầu tiên của vỏ khoan thép có gắn mũi khoan được cố định trên thanh cọc. Bắt đầu khoan trong tình trạng chất lỏng khoan bên trong vỏ khoan chảy ra  2) Liên kết với đoạn vỏ khoan bổ sung và tiếp tục khoan dưới sự hỗ trợ của dung dịch khoan cho tới khi đạt đến độ sâu cần thiết  3) Sau khi đạt đến độ sâu thiết kế, thay thế dung dịch khoan vữa lần 1, phun vữa xi măng nhờ áp lực  Micro pile được hình thành nhờ giai đoạn phun vữa 1 lần được gọi là phun vữa "riêng biệt và toàn bộ" dưới áp suất thấp hoặc phương pháp IGU.   (“Injection Global at Unitair”) hay còn gọi là micro pile được hình thành từ quá trình phun vữa đa giai đoạn hay được gọi là phun vữa "lặp lại và lựa chọn" dưới áp lực cao hoặc phương thức IRS.   Phương thức "bơm lặp lại và bơm lựa chọn"    

Jet Grouting

Jet Grouting

"1. Tóm tắt công nghệ Jet grouting là phương pháp cải tạo điều kiện đất bằng cách tiêm chất lỏng cải tạo đất dưới sâu ( hoặc đất đang xử lý) trong điều kiện áp suất cao và vận tốc lớn. Quá trình bơm vữa không chỉ cần có thiết bị bơm mà còn cần sự chuẩn bị nhất định tại công trường. Việc cải tạo đất bằng phương pháp Jet grouting được thực hiện nhờ phản ứng làm cứng của chất lỏng được bơm vào. Những khối đất được làm cứng như vậy  được hình thành làm ổn định đất dưới hình thức giống như cọc xi măng được bơm vữa với lượng lớn tùy theo yêu cầu thi công. Những cọc như vậy được gọi là cọc jet hoặc cọc grouting. 2. Quy trình thi công Jet Grouting Đầu tiên chọn khu vực đất cần xử lý và khoan đến độ sâu cần thiết Độ sâu lỗ khoan thay đổi tùy theo độ sâu của lớp đất yếu  Đường kính khoan nhỏ khoảng 10~20cm, trong điều kiện áp suất cao quay hệ thống khoan và cho quay đến độ sâu mong muốn.  Giai đoạn tiếp theo, để thực hiện công đoạn bơm vữa cần lắp đặt thiết bị bên trên lỗ khoan. Đường kính thiết bị khoảng 7~10cm, được cấu tạo thành hệ thống bơm vữa. Ở cuối lỗ bơm có vòi phun để phụt các tia với tốc độ nhanh hơn. Đường kính vòi phun khá nhỏ từ 1mm đến 10mm.  Ở phần bắt đầu, nâng đầu bơm lên sau đó cho quay từ từ, sau đó khóa lại bằng hệ thống chất lỏng cần bơm lên toàn bộ bề mặt cọc trộn lẫn với đất . Quá trình bơm chính bắt đầu. Cùng lúc tiến hành quá trình bơm, hệ thống tiêm chất lỏng thông qua chuyển động quay đồng thời đầu bơm đi lên  Đồng thời trong quá trình đó một phần đất bùn được tạo ra, hỗn hợp chất lỏng đi lên, đây được gọi là vữa thành quả.  Chúng làm xảy ra hiện tượng nền đất được khóa chặt bằng hỗn hợp đất và vữa tiêm.  Việc đưa vào rút lên của đầu bơm cũng được tiến hành sau khi kết thúc công đoạn trước, đầu bơm quay với khoảng cách 40 đến 100mm tùy theo độ sâu cải tạo mỗi lần nâng đầu bơm.   Việc nâng kéo đầu bơm là hệ thống đặc thù bởi quá trình quay liên tục của đầu bơm. Tốc độ quay của thiết bị được duy trì cố định không liên quan đến phương pháp lựa chọn, điều này hỗ trợ cho việc hình thành cọc vữa với độ bóng tương đối.  Phân loại theo vật liệu bơm được bơm vào tầng đất dưới. Vật liệu bơm như sau • Grout, trường hợp vật liệu phun 1 lần: nước+ xi măng • Phun nhiều lần:  Không khí + vữa • 3중관 주입  : 물 + 공기 + 그라우트 Tùy theo vật liệu bơm được sử dụng mà chia đầu bơm Jet grouting thành các dạng ống bơm đa dạng như hình 3.     Hình 3: (a) Hệ thống đơn tia (b) Hệ thống hai tia (c) Hệ thống 3 tia  1) Hệ thống jet grouting đơn tia Trường hợp hệ thống tia vữa đơn, tia vữa được tiêm vào đất thông qua trên 1 đầu phun. Tại đây, sử dụng cùng 1 loại chất lỏng để  đồng thời định hình lại đất và làm phần việc tiếp theo.  Thao tác kết hợp với chức năng loại bỏ chất ô nhiễm quá mức tất cả đều được thực hiện trên cùng 1 loại chất lỏng duy nhất. Hệ thống này có hạn chế là làm tiêu hao nhiều năng lượng vận động. Lý do bởi nếu chỉ dùng chất lỏng sẽ không thể loại bỏ lực ma sát cao rất khó điều chỉnh. 2) Hệ thống jet grouting hai tia Với hệ thống jet grouting hai tia sẽ tiến hành phân tán và kết hợp đất bằng hai vật liệu bơm đơn lẻ là nước- xi măng . Điểm khác biệt với grout là jet grout được gửi đến nơi có không khí làm tăng hiệu quả giảm thiểu năng lượng . Để làm được điều này tia khí phù hợp được cung cấp thông qua vòi phun đồng trục nằm trên vòi phun grouting .  Tại đây đất được loại bỏ thông qua thao tác tăng lượng khí áp lực cao.  3) Hệ thống jet grouting ba tia  Tại đây việc tái định hình và kết hợp đất được phân chia rõ ràng. Việc phân tán đất được tiến hành nhờ tia nước cao tốc và không khí.  Nhờ vòi phun hình cầu giống với thứ được sử dụng trong hệ thống hai tia tia nước được cung cấp bởi tác động của tia khí trên cùng 1 trục.  Tia nước và tia vữa được phun tại hai vòi riêng biệt nằm bên dưới monitor hoặc vòi phun. Mục đích của vữa là làm cứng đất được tái định hình trước đó nhờ tia nước bằng xi măng. Bởi vậy tia vữa được truyền với tốc độ chậm hơn. 3. Ứng dụng của jet grouting Jet grouting là phương pháp cải tạo nền đất và được ứng dụng trong:  1) Tường ngăn chuyển vị ngang của đất 2) Xử lý nền cho các công trình ngầm  Cột vữa có thể đóng vai trò của tường ngăn chuyển vị ngang khống chế nước ngầm xung quanh khu vực đất bị ô nhiễm hoặc quanh đập. Chúng đồng thời làm giảm tính thấm của đất   3) Underpinning Phun vữa chủ yếu được sử dụng như phương pháp gia cố hệ thống nền mỏng yếu Ở công đoạn này là thao tác khoan lớp nền gần đó và  tạo lớp nền ổn định dưới mặt đất để phân tán tải trọng dễ dàng hơn. 4) Tunneling Jet grouting giúp ổn định công trường xây dựng đường hầm, giúp các máy móc thiết bị nặng cần thiết tại công trường có thể hoạt động ổn định mà không làm ảnh hưởng đến khu vực lân cận.   5) Hỗ trợ công tác đào Ưu điểm của jet grouting Jet grouting mang lại những lợi ích sau đây, chúng cũng là lý do chính của thành công khi đi vào thực tế thao tác.  ▫ Tạo cột làm từ khối xi măng lớn mà không gây xáo trộn lớn cho nền đất ( tầng đất dưới)   ▫ Cột với nhiều hình dạng khác nhau có vai trò hình thành yếu tố liên kết từ đó tăng cường tính chất cơ học giảm tính xốp cho nền đất.  ▫ Quá trình thi công được cải thiện làm xuất hiện khái niệm thiết kế mới mẻ hơn.  Là phương pháp tối ưu trong điều kiện công trường có không gian tác nghiệp khó khăn, chật hẹp       

Neo đất

Neo đất

"1. Tóm lược công nghệ Mục đích chính của công nghệ Earth anchor là khoan mặt sau của tường chắn đất  thành hình trụ và lắp đặt neo để nâng đỡ nền đất xung quanh. Chức năng của Anchor có điểm giống với thanh cọc do có vai trò cố định nền đất của kết cấu công trình thông qua vật liệu kéo tại bề mặt máy móc Tuy nhiên ở kỹ thuật neo đất có nhiều trường hợp áp dụng thiết kế đơn giản để cố định Anchor khác hoàn toàn với cọc chịu kéo ở tuyến đường truyền lực chúng được phân chia dựa trên 3 yếu tố sau: 1) Đầu neo  Lực tác động lên kết cấu xây dựng đơn thuần là lực kéo căng, nó được thiết kế để truyền lực tới phần đầu neo một cách dễ dàng. Đây gọi là cố định vật liệu kéo  Xi lanh bằng sắt và tấm thép được cấu tạo qua thân kéo, chúng phân tán lực tập trung trên neo và điều chỉnh phương hướng cố định. 2) Phần kéo  Là phần truyền lực kéo từ phần đầu neo đến thân neo được lắp trên nền đất. Thông thường chúng là nguyên liệu chính cho dây thép PC,chúng được bọc từ nền đất hoặc cấu kiện bằng cấu kiện với chiều dài neo tự do và bầu neo. Thùng chắn (bọc) có cấu tạo sao cho có thể kéo dãn và co lại tự do. 3) Thân neo Là một phần của vật liệu kéo được sắp xếp để truyền tải lực kéo lên nền đất tùy theo độ kháng ma sát. Đa phần trong hầu hết các trường hợp được áp dụng lên nền đất nghiêng và được cấu thành bằng hỗn hợp vật chất xi măng.                      Neo vĩnh cửu (mang tính vĩnh cửu)  Phân loại neo:  Neo đất có thể phân loại tùy theo mục đích sử dụng, theo phương pháp chống đỡ, góc lắp đặt và phương pháp tiêm vữa, phương pháp nén của vật liệu tiêm. Tùy theo mục đích sử dụng chúng được chia làm neo tạm thời và neo vĩnh cửu.  Neo tạm thời được sử dụng rộng rãi trong công tác chống đỡ nền đất hoặc khối xi măng đất.  Neo vĩnh cửu được sử dụng để duy trị độ ổn định, phòng chống việc lật nhào trên mặt nghiêng, chống hỏng hóc cho cấu kiện vĩnh cửu.  Tùy theo phương thức bầu neo tạo lực ma sát giữa lớp đất nền, có thể phân loại neo thành neo tạo lực ma sát kéo, neo tạo lực ma sát nén, neo hỗn hợp. Neo keo được chống đỡ bằng lực ma sát của nền với đất từ đó ổn định neo, làm gia tăng tải trọng lên đất theo phương thức nén neo. Theo phân bổ tải trọng có thể phân loại neo thành neo tạo lực nén tập trung và neo tạo lực nén phân bổ.       2. Mục đích của neo đất (ứng dụng) Công nghệ 1) Khoan 2) Tạo và lắp đặt thân neo A. Neo : dây thép PC ∅12.7mm B. Chiều dài: Tùy theo điều khoản thiết kế C. Dây thép PC sử dụng sản phẩm theo tiêu chuẩn thiết kế, cần đảm bảo đủ thiết bị sản xuất  D. Cần cắt thật chuẩn dây thép PC, sau khi xử lý phần thừa sau cắt cần chế tạo theo đúng quy cách, chỉ số trên thiết kế  E. Việc lắp đặt phải theo đúng bản vẽ để loại bỏ vật chất, rỉ sét bám trên sợi dây. F. Khi gắn vật liệu kéo cần dọn sạch lỗ khoan sau đó gắn tới độ sâu mong muốn G. Cần gắn vật liệu kéo từ từ sao cho tường khoan không bị đổ vỡ  H. Vật liệu kéo cần được cố định kiên cố sao cho vị trí khi tiêm vữa không bị dịch chuyển, gắn sao cho đúng trung tâm của lỗ khoan I. Góc lắp đặt neo là 30 độ,  chiều dài neo tự do tuân theo bản vẽ thiết kế  J. Phương thức neo tuân theo quy định thi công, song lấy dây thép Φ12.7(4 đoạn) làm tiêu chuẩn, lực kéo cho phép và lực kéo tối đa của dây thép như sau:  K.Ở chiều dài tự do, bọc khoảng trống bằng ống lều công nghiệp để ngăn vữa xảy ra. Phân loại Lực kéo cho phép Lực kéo tối đa Ghi chú ⌽12.7 11.2 t 18.7 t   3) Tiêm vữa A. Phun vữa được bắt đầu từ phần cuối ốc vít, có vai trò đào thải ra ngoài lượng nước ngầm và không khí bên trong lỗ  B. Ban đầu khi tiêm cần hạn chế lực tiêm để phòng ngừa nguy cơ phá hủy nền đất.  C. Hố tiêm sử dụng vật liệu có thể chịu được lực tối đa 20 bar, độ lớn là ∅13mm D. Khi tiêm lần 2, cần giữ nguyên chiều dài neo tự do E. Sau khi tiêm vữa không gia tăng thêm lực kéo hoặc lực tác động vào thân neo cho tới khi đạt được độ cứng yêu cầu.  F. Sau khi vữa khô, tiến hành thí nghiệm bền kéo, kiểm tra xem lực kéo căng của neo đã đảm bảo theo đúng thiết kế hay chưa. G. Nếu kết quả thí nghiệm chưa đạt, tiến hành thi công lại, Nếu kết quả thí nghiệm đạt sẽ cố định vật liệu kéo là dây thép pc trên rầm chia. 4) Đông vữa A. Bảo dưỡng bê tông theo nguyên tắc 7 ngày ( Nếu sử dụng chất gia tăng độ cứng hóa có thể rút ngắn thời gian bảo dưỡng), khi lắp đặt dầm hoặc thanh chống cần chú ý đến nước ngầm và vật liệu kéo.  5) Thi công kéo  A. Sau khi lắp xong tấm thép, tiến hành lắp thân neo và thi công kéo  B. Khi kéo, cần kiểm tra mức độ kéo của dây thép và tình trạng xi lanh của máy kéo căng sau đó kéo cho tới khi lực ép đạt tới xấp xỉ 120% tải trọng thiết kế và duy trì ổn định. C. Đối với một số neo lắp đặt ban đầu và neo có vị trí thi công thay đổi , sẽ thực hiện thí nghiệm kéo theo chỉ thị của giám sát viên đo tỷ lệ kéo của neo để đảm bảo tính an toàn.  D. Khi neo ở trong trạng thái bị căng quá, vì lý do an toàn cấm công nhân lại gần khu vực sau giắc cắm  E. Lắp đặt sao cho đảm bảo đủ khoảng trống để kéo, tránh trường hợp phải kéo lại không rút ngắn chiều dài khoảng trống F. Liên tục lặp lại cho đến khi đạt đủ lực căng theo yêu cầu thiết kế. G. Khi kéo phần thân dưới neo phải kéo căng phần thân trên neo để bù lại phần lực căng bị mất đi của thân trên neo H. Việc này chỉ có thể xảy ra trong trường hợp cần biết trước lực căng tối đa để kiểm tra tính khả thi của giả định như chỉ số nền đất được sử dụng trong thiết kế thân neo I. Thí nghiệm kéo cần thực hiện trong cùng điều kiện với neo được thi công trước hoặc neo được thi công thực tế  J. Tải trọng tối đa được tính toán trước đạt giá trị nhỏ hơn 95% độ bền thép và 80% độ dẻo thép.  K. Nếu dây thép PC bị tuột trong khi thí nghiệm đây coi như là giới hạn tải trọng.