1. Tóm lược công nghệ
Mục đích chính của công nghệ Earth anchor là khoan mặt sau của tường chắn đất thành hình trụ và lắp đặt neo để nâng đỡ nền đất xung quanh.
Chức năng của Anchor có điểm giống với thanh cọc do có vai trò cố định nền đất của kết cấu công trình thông qua vật liệu kéo tại bề mặt máy móc
Tuy nhiên ở kỹ thuật neo đất có nhiều trường hợp áp dụng thiết kế đơn giản để cố định
Anchor khác hoàn toàn với cọc chịu kéo ở tuyến đường truyền lực chúng được phân chia dựa trên 3 yếu tố sau:
1) Đầu neo
Lực tác động lên kết cấu xây dựng đơn thuần là lực kéo căng, nó được thiết kế để truyền lực tới phần đầu neo một cách dễ dàng. Đây gọi là cố định vật liệu kéo
Xi lanh bằng sắt và tấm thép được cấu tạo qua thân kéo, chúng phân tán lực tập trung trên neo và điều chỉnh phương hướng cố định.
2) Phần kéo
Là phần truyền lực kéo từ phần đầu neo đến thân neo được lắp trên nền đất.
Thông thường chúng là nguyên liệu chính cho dây thép PC,chúng được bọc từ nền đất hoặc cấu kiện bằng cấu kiện với chiều dài neo tự do và bầu neo.
Thùng chắn (bọc) có cấu tạo sao cho có thể kéo dãn và co lại tự do.
3) Thân neo
Là một phần của vật liệu kéo được sắp xếp để truyền tải lực kéo lên nền đất tùy theo độ kháng ma sát. Đa phần trong hầu hết các trường hợp được áp dụng lên nền đất nghiêng và được cấu thành bằng hỗn hợp vật chất xi măng.
Neo vĩnh cửu (mang tính vĩnh cửu)
|
Phân loại neo: Neo đất có thể phân loại tùy theo mục đích sử dụng, theo phương pháp chống đỡ, góc lắp đặt và phương pháp tiêm vữa, phương pháp nén của vật liệu tiêm. Tùy theo mục đích sử dụng chúng được chia làm neo tạm thời và neo vĩnh cửu. |
|
Neo tạm thời được sử dụng rộng rãi trong công tác chống đỡ nền đất hoặc khối xi măng đất. Neo vĩnh cửu được sử dụng để duy trị độ ổn định, phòng chống việc lật nhào trên mặt nghiêng, chống hỏng hóc cho cấu kiện vĩnh cửu. |
Tùy theo phương thức bầu neo tạo lực ma sát giữa lớp đất nền, có thể phân loại neo thành neo tạo lực ma sát kéo, neo tạo lực ma sát nén, neo hỗn hợp. Neo keo được chống đỡ bằng lực ma sát của nền với đất từ đó ổn định neo, làm gia tăng tải trọng lên đất theo phương thức nén neo.
Theo phân bổ tải trọng có thể phân loại neo thành neo tạo lực nén tập trung và neo tạo lực nén phân bổ.
2. Mục đích của neo đất (ứng dụng)
Công nghệ
1) Khoan
2) Tạo và lắp đặt thân neo
A. Neo : dây thép PC ∅12.7mm
B. Chiều dài: Tùy theo điều khoản thiết kế
C. Dây thép PC sử dụng sản phẩm theo tiêu chuẩn thiết kế, cần đảm bảo đủ thiết bị sản xuất
D. Cần cắt thật chuẩn dây thép PC, sau khi xử lý phần thừa sau cắt cần chế tạo theo đúng quy cách, chỉ số trên thiết kế
E. Việc lắp đặt phải theo đúng bản vẽ để loại bỏ vật chất, rỉ sét bám trên sợi dây.
F. Khi gắn vật liệu kéo cần dọn sạch lỗ khoan sau đó gắn tới độ sâu mong muốn
G. Cần gắn vật liệu kéo từ từ sao cho tường khoan không bị đổ vỡ
H. Vật liệu kéo cần được cố định kiên cố sao cho vị trí khi tiêm vữa không bị dịch chuyển, gắn sao cho đúng trung tâm của lỗ khoan
I. Góc lắp đặt neo là 30 độ, chiều dài neo tự do tuân theo bản vẽ thiết kế
J. Phương thức neo tuân theo quy định thi công, song lấy dây thép Φ12.7(4 đoạn) làm tiêu chuẩn, lực kéo cho phép và lực kéo tối đa của dây thép như sau:
K.Ở chiều dài tự do, bọc khoảng trống bằng ống lều công nghiệp để ngăn vữa xảy ra.
Phân loại | Lực kéo cho phép | Lực kéo tối đa | Ghi chú |
⌽12.7 | 11.2 t | 18.7 t |
3) Tiêm vữa
A. Phun vữa được bắt đầu từ phần cuối ốc vít, có vai trò đào thải ra ngoài lượng nước ngầm và không khí bên trong lỗ
B. Ban đầu khi tiêm cần hạn chế lực tiêm để phòng ngừa nguy cơ phá hủy nền đất.
C. Hố tiêm sử dụng vật liệu có thể chịu được lực tối đa 20 bar, độ lớn là ∅13mm
D. Khi tiêm lần 2, cần giữ nguyên chiều dài neo tự do
E. Sau khi tiêm vữa không gia tăng thêm lực kéo hoặc lực tác động vào thân neo cho tới khi đạt được độ cứng yêu cầu.
F. Sau khi vữa khô, tiến hành thí nghiệm bền kéo, kiểm tra xem lực kéo căng của neo đã đảm bảo theo đúng thiết kế hay chưa.
G. Nếu kết quả thí nghiệm chưa đạt, tiến hành thi công lại, Nếu kết quả thí nghiệm đạt sẽ cố định vật liệu kéo là dây thép pc trên rầm chia.
4) Đông vữa
A. Bảo dưỡng bê tông theo nguyên tắc 7 ngày ( Nếu sử dụng chất gia tăng độ cứng hóa có thể rút ngắn thời gian bảo dưỡng), khi lắp đặt dầm hoặc thanh chống cần chú ý đến nước ngầm và vật liệu kéo.
5) Thi công kéo
A. Sau khi lắp xong tấm thép, tiến hành lắp thân neo và thi công kéo
B. Khi kéo, cần kiểm tra mức độ kéo của dây thép và tình trạng xi lanh của máy kéo căng sau đó kéo cho tới khi lực ép đạt tới xấp xỉ 120% tải trọng thiết kế và duy trì ổn định.
C. Đối với một số neo lắp đặt ban đầu và neo có vị trí thi công thay đổi , sẽ thực hiện thí nghiệm kéo theo chỉ thị của giám sát viên đo tỷ lệ kéo của neo để đảm bảo tính an toàn.
D. Khi neo ở trong trạng thái bị căng quá, vì lý do an toàn cấm công nhân lại gần khu vực sau giắc cắm
E. Lắp đặt sao cho đảm bảo đủ khoảng trống để kéo, tránh trường hợp phải kéo lại không rút ngắn chiều dài khoảng trống
F. Liên tục lặp lại cho đến khi đạt đủ lực căng theo yêu cầu thiết kế.
G. Khi kéo phần thân dưới neo phải kéo căng phần thân trên neo để bù lại phần lực căng bị mất đi của thân trên neo
H. Việc này chỉ có thể xảy ra trong trường hợp cần biết trước lực căng tối đa để kiểm tra tính khả thi của giả định như chỉ số nền đất được sử dụng trong thiết kế thân neo
I. Thí nghiệm kéo cần thực hiện trong cùng điều kiện với neo được thi công trước hoặc neo được thi công thực tế
J. Tải trọng tối đa được tính toán trước đạt giá trị nhỏ hơn 95% độ bền thép và 80% độ dẻo thép.
K. Nếu dây thép PC bị tuột trong khi thí nghiệm đây coi như là giới hạn tải trọng.